Kỹ năng mềm góp phần quyết định bạn là ai, làm việc như thế nào và hiệu quả ra sao. Dù bạn ở đâu, làm gì thì kỹ năng mềm cũng rất cần thiết. Loại kỹ năng này cần cho tất cả mọi người, từ nam tới nữ, già tới trẻ. Đặc biệt nếu muốn khởi nghiệp thành công, việc trau dồi, rèn luyện kỹ năng mềm lại càng quan trọng.
Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp là một phần rất quan trọng của cuộc sống và hiện diện trong trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Bạn sẽ nhận thấy rằng gần như tất cả những gì bạn làm đều yêu cầu cải thiện giao tiếp. Giao tiếp cũng là nền tảng của làm việc nhóm hiệu quả. Mấu chốt của giao tiếp là trao đổi cởi mở và trung thực với các thành viên trong nhóm về kỳ vọng, thời hạn và trách nhiệm của từng người. Mối quan hệ cởi mở thúc đẩy sự tin tưởng và nuôi dưỡng một môi trường làm việc tích cực – trong đó, mọi cá nhân đều sẵn sàng nói lên suy nghĩ của mình. Đặc biệt, để đạt được sự hiệu quả trong kinh doanh, bạn cần phải giao tiếp tốt. Do đó, bạn cần rèn luyện cho mình kỹ năng giao tiếp thật tốt nếu muốn thành công.
Kỹ năng đàm phán
Kỹ năng đàm phán là một trong những kỹ năng quan trọng khi khởi nghiệp. Đàm phán là kỹ năng có thể học hỏi thông qua kinh nghiệm và luyện tập. Những người hay tham gia các cuộc đàm phán có xu hướng khéo léo, sắc sảo hơn những người ít khi đàm phán. Người có kinh nghiệm biết mình cần phải nói gì. Khi nào nên và không nên nói, khi nào nên nhượng bộ hoặc không nhượng bộ. Điều quan trọng ở đây là cần biết làm thế nào để phát triển một cuộc đàm phán đôi bên cùng có lợi. Nhưng vẫn phải đạt được kết quả tốt nhất cho mình.

Kỹ năng lắng nghe, chia sẻ
Kỹ năng biết lắng nghe, chia sẻ trong cuộc sống quan trọng nhường nào. Kỹ năng này quan trọng với tất cả mọi người. Hãy học cách lắng nghe để giao tiếp với mọi người hiệu quả hơn, thành công hơn. Để lắng nghe tốt, hãy tập trung vào cuộc giao tiếp, không ngắt lời, không phán xét, áp đặt,…
Kỹ năng lãnh đạo
Lãnh đạo là kỹ năng quản lý quan trọng, thể hiện khả năng thúc đẩy một nhóm người cùng hướng tới một mục tiêu chung. Nó cũng thể hiện khả năng chịu trách nhiệm, hình thành và thúc đẩy nhóm. Bạn cũng nên nắm rõ tính cách,đặc điểm và thế mạnh của từng người. Có như thế, bạn sẽ phân chia công việc tốt hơn và đạt hiệu quả làm việc cao hơn.
Kỹ năng nghiên cứu, phân tích thị trường
Nghiên cứu thị trường bao gồm các bước khảo sát, tìm hiểu về lĩnh vực kinh doanh (industry analysis), đối tượng khách hàng (customer analysis) muốn nhắm tới và những “tay chơi” đã có trong sân chơi này (competition analysis). Những thông tin này sẽ góp phần giúp chúng ta trả lời câu hỏi liệu ý tưởng kinh doanh đang dự tính có khả thi và nếu có thì cần được tiếp cận như thế nào, “định vị” (positioning) ra sao trên thị trường trong tương quan với các đối thủ cạnh tranh.
Nghiên cứu thị trường tổng thể giúp bạn xác định nhu cầu tiêu thụ so với mức cung ứng hiện tại của mỗi loại sản phẩm/dịch vụ. Từ đó, bạn có thể đưa ra những định hướng về việc xâm nhập vào thị trường mới hoặc đánh giá các chiến lược, sách lược của mình trong thời gian tới đối với thị trường hiện tại.

Kỹ năng quản lý tài chính
Dòng tiền thường được cho rằng là mối bận tâm nhất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo cách đơn giản nhất, dòng tiền là sự lưu chuyển của tiền vào và ra trong hoạt động kinh doanh. Dòng tiền là nhân tố quyết định trong việc phát triển của các doanh nghiệp, là chỉ số hàng đầu thể hiện sức khỏe của doanh nghiệp. Ảnh hưởng của dòng tiền là có thật, ngay lập tức và nếu quản lý yếu kém sẽ không thể chấp nhận được. Chìa khóa quan trọng là biết làm thế nào để điều phối, bảo vệ và kiểm soát dòng tiền.
Kỹ năng hoạch định chiến lược
Kỹ năng hoạch định chiến lược là một kỹ năng rất quan trọng trong kinh doanh. Nó là quá trình xác định chiến lược công ty của bạn hay phương hướng và quyết định việc phân bổ nguồn vốn cũng như nhân sự. Nên chia chiến lược thành dài hạn và ngắn hạn để đưa ra được hướng đi cho doanh nghiệp trong vòng 3-5 năm để đảm bảo rằng doanh nghiệp đạt được đúng mục tiêu ban ban đầu đã đề ra.
Kỹ năng quản lý rủi ro
Bên cạnh kỹ năng hoạch định chiến lược, kỹ năng quản lý các rủi ro là điều rất cần thiết khi chuẩn bị khởi nghiệp. Thế giới quanh ta luôn thay đổi từng ngày từng giờ, nên những đổi mới đến từ hội nhập quốc tế, toàn cầu hoá, hay sự cạnh tranh đến từ những dự án cùng lĩnh vực là điều khó tránh khỏi. Bạn cần dự tính nhiều nhất những rủi ro có thể xảy ra để tránh những thất bại không đáng có.
Kỹ năng quản lý thời gian
Quản lý thời gian là một tập hợp các kỹ năng thông thường để giúp bạn có thể sử dụng thời gian hiệu quả và năng suất nhất. Kỹ năng quản lý thời gian rất quan trọng để làm chủ. Kỹ năng này sẽ giúp bạn đạt được nhiều lợi ích và sử dụng thời gian một cách thông minh. Chìa khóa là biết cách quản lý thời gian hiệu quả và tập trung vào những hoạt động mang lại giá trị cao nhất cho doanh nghiệp bạn.

Kỹ năng xây dựng đội nhóm
Kỹ năng xây dựng và làm việc nhóm là vô cùng cần thiết trong môi trường làm việc hiện đại ngày nay. Mọi người là việc trong nhóm có thể tạo ra những giải pháp tốt hơn và có hiệu suất cao hơn là một cá nhân làm việc độc lập. Chìa khóa ở đây là biết làm thế nào để xây dựng nhóm nhân viên, đối tác, tư vấn và nhóm nhà đầu tư có thể giúp bạn đưa việc kinh doanh của mình lên một tầm cao mới.
Kỹ năng đón nhận thất bại
Thất bại được xem là tình huống tồi tệ nhất mà chúng ta có thể gặp phải. Đôi khi thất bại là những lỗ hổng trong tư duy, kiến thức của người khởi nghiệp kinh doanh. Không ai là không thất bại khi kinh doanh, chỉ có điều họ có muốn nói ra hay không, bởi vậy, bạn phải luôn xác định thất bại ở đâu thì tìm giải pháp ở đó, cái gì thiếu thì bạn bổ sung, thất bại càng sớm thì thành công đến với bạn càng gần.
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Kỹ năng giải quyết vấn đề là khả năng xử lý các tình huống phát sinh bất ngờ trong quá trình tương tác với người khác. Kỹ năng giải quyết vấn đề liên quan đến các yếu tố như lắng nghe tích cực, khả năng phân tích, sáng tạo, nghiên cứu, giao tiếp và khả năng làm việc nhóm.
Trong cuộc sống, việc phát sinh những tình huống bất ngờ rất thường hay xảy ra, chính vì vậy mỗi người đều nên tích lũy kỹ năng giải quyết vấn đề cho chính bản thân mình. Khi có bất cứ vấn đề nào xảy ra, bạn cũng cần chủ động để ứng phó nó.
Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp bạn giữ bình tĩnh khi có những sự cố đột ngột phát sinh không như mong muốn. Thay vì hoảng loạn, bối rối, hãy bình tĩnh suy nghĩ, xem xét cẩn thận mọi khía cạnh của vấn đề để đưa ra hướng giải quyết hợp lý nhất.
Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp bạn có khả năng phân tích và phán đoán tình huống được tốt hơn. Người sở hữu kỹ năng giải quyết vấn đề thích hành động, luôn tự tin và luôn tích cực. Nhờ vậy mà bạn trở nên nhạy bén với mọi vấn đề và tích lũy cho bản thân được nhiều kinh nghiệm trong quá trình làm việc và học tập.