Kinh tế thế giới bị tác động bởi suy thoái toàn cầu 2023
Trong những tháng đầu năm 2023, tình hình kinh tế thế giới vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, dự báo tăng trưởng GDP trong năm 2023 giảm khoảng 0,5%-1% so với cùng kỳ năm ngoái. Kinh tế của Mỹ và các nước khối châu Âu (EU) tăng trưởng thấp hơn 1% nên khả năng suy thoái toàn cầu trong năm 2023 xảy ra là rất cao. Các nền kinh tế mới nổi, đang phát triển có xu hướng tăng trưởng thấp, phục hồi khó khăn hơn. Tại nhiều quốc gia, lạm phát vẫn còn ở mức cao khiến xu hướng thắt chặt tiền tệ – lãi suất sẽ tiếp tục diễn ra trong nửa đầu năm 2023. Hơn nữa, do ảnh hưởng của xung đột tại Ukraina và sự phục hồi khá mạnh của nền kinh tế Trung quốc nên giá năng lượng vẫn không ngừng biến động. Dưới sự tác động của suy thoái toàn cầu, thị trường bất động sản có dấu hiệu giảm mạnh tại nhiều quốc gia, ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều lĩnh vực sản xuất, làm gia tăng rủi ro lên thị trường tài chính, tiền tệ, trái phiếu doanh nghiệp… dẫn tới các hệ luỵ khiến tổng cầu thế giới suy giảm; nhu cầu các thị trường xuất khẩu lớn suy yếu…

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2023 vào sáng ngày 3/3/2023 cho biết việc suy giảm kinh tế toàn cầu đã tác động đến sản xuất và xuất khẩu nhanh hơn dự kiến trong 2 tháng đầu năm 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 6,3% so với cùng kỳ; tổng kim ngạch xuất nhập giảm khoảng 13% (xuất khẩu ước đạt 49,45 tỷ USD, giảm 10,4%; nhập khẩu ước đạt 46,6 tỷ USD, giảm 16%).Tuy nhiên, cán cân thương mại vẫn duy trì ở mức xuất siêu đạt 2,82 tỷ USD. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 13% đáng kể so với cùng kỳ, quy mô và tốc độ gia tăng nhanh chóng đang dần bắt kịp với với tốc độ tăng của cùng kỳ các năm trước đại dịch COVID-19.
Một số điểm sáng về tình hình Kinh tế – Xã hội Việt Nam những tháng đầu năm trong bối cảnh suy thoái toàn cầu
Mặc dù nền kinh tế thế giới vẫn biến động không ngừng và tác động của suy thoái toàn cầu đến sản xuất và xuất khẩu nhanh hơn dự kiến trong những tháng đầu năm 2023, ảnh hưởng do cạnh tranh chiến lược của các nước lớn, xung đột tại Ukraine đang căng thẳng, lạm phát tại nhiều nước vẫn còn ở mức cao, chính sách tiền tệ vẫn chưa nới lỏng, xu hướng thắt chặt chi tiêu mua sắm các sản phẩm thông thường và xa xỉ vẫn đang tiếp tục diễn ra nhưng tình hình Kinh tế – Xã hội Việt Nam trong hai tháng đầu năm vẫn có một số dấu hiệu khởi sắc.
- Tiến độ gieo cấy lúa đông xuân tính tăng so với cùng kỳ năm 2022; chăn nuôi ổn định; hoạt động nuôi trồng thủy sản đạt kết quả khả quan:
– Tính đến ngày 15/2/2023, cả nước gieo cấy được 2.693,4 nghìn ha lúa đông xuân; các địa phương phía Bắc tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước.
– Tính đến cuối tháng 2/2023, chăn nuôi trong tháng phát triển ổn định. Tổng số lợn cả nước tăng 8,6% so với cùng thời điểm năm trước; tổng số gia cầm tăng 3%; tổng số bò tăng 3,4%.
– Hoạt động trồng rừng và khai thác gỗ phát triển tốt. Diện tích rừng trồng mới tập trung cả nước tháng 2/2023 tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng gỗ khai thác đạt 1.026,8 nghìn m3, tăng 4,2%.
– Hai tháng đầu năm 2023, diện tích rừng trồng mới tập trung của cả nước tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng gỗ khai thác đạt 1.982,1 nghìn m3, tăng 3,1%. Sản lượng thủy sản tháng 2/2023 tăng 2,5%, đạt 593,4 nghìn tấn, so với cùng kỳ năm trước.
– Sản lượng thủy sản tăng 1,3%; trong đó sản lượng nuôi trồng đạt 665,9 nghìn tấn, tăng 2,8%.
- Chỉ số sản xuất của một số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 2/2023 tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Trong đó:
– Sản xuất đồ uống tăng 52,3%;
– Sản xuất than cốc, dầu mỏ tinh chế tăng 37%;
– Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 30,3%;
– In, sao chép bản ghi các loại tăng 23,1%;
– Sản xuất sản phẩm từ cao su, plastic tăng 21,3%;
– Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ tăng 21,2%;
– Sản xuất sản phẩm thuốc lá tăng 21%;
– Sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 17,9%;
– Sản xuất xe có động cơ tăng 17,4%.
- Hoạt động thương mại, dịch vụ có xu hướng tăng mạnh trong giai đoạn suy thoái toàn cầu so với cùng kỳ năm trước trong hai tháng đầu năm 2023. Trong đó:

– Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 13% (cùng kỳ năm 2022 tăng 0,9%);
– Cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 2,82 tỷ USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 0,3 tỷ USD);
– Vận chuyển hành khách tăng 34,3% và luân chuyển hành khách tăng 69,9%;
– Vận chuyển hàng hóa tăng 15,7% và luân chuyển hàng hóa tăng 20,3%;
– Khách quốc tế đến nước ta ước đạt 1.804,1 nghìn lượt người, gấp 36,6 lần so với cùng kỳ năm trước do các chương trình thu hút khách du lịch quốc tế được đẩy mạnh khi dịch Covid-19 được kiểm soát.
- Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 8,3% kế hoạch, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm trước; Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký mới gấp 2,8 lần cùng kỳ năm trước cho thấy Việt Nam tiếp tục là thị trường tiềm năng thu hút nhà đầu tư nước ngoài thời gian tới.
- Lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp. So với cùng kỳ năm 2022, CPI tháng 2/2023 tăng 4,31%, thấp hơn CPI tháng 1/2023 (tăng 4,89%). Bình quân hai tháng đầu năm 2023, CPI tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước.
- Số vụ tai nạn giao thông trong hai tháng đầu năm nay giảm 17,5%; số người chết giảm 11,6%; số người bị thương giảm 7,6% và số người bị thương nhẹ giảm 24,2% nhờ lực lượng chức năng đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát trật tự an toàn giao thông.
Tuy nhiên, đối với xuất khẩu vẫn phải đối mặt với các thách thức chung của các thị trường đối tác.
Một số biện pháp cải thiện kinh tế Việt Nam của Chính phủ trong giai đoạn suy thoái toàn cầu
Trước tình hình đó, Chính phủ, TTCP chỉ đạo Bộ Công Thương thực hiện nghiêm túc các biện pháp cải thiện kinh tế trong giai đoạn suy thoái toàn cầu như: Bám sát tình hình quốc tế và trong nước; Dự báo được tình hình từ cuối năm 2022; Tổ chức Hội nghị thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu; Kết nối cung cầu giữa các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam với các nhà cung cấp nước ngoài thông qua các kênh xúc tiến thương mại, hệ thống Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài; Hỗ trợ thông tin ở từng thị trường xuất khẩu, duy trì thị trường truyền thống; Tháo gỡ rào cản để thâm nhập các thị trường xuất khẩu mới; Triển khai nhiều hoạt động và các giải pháp kích cầu tiêu dùng nội địa, kết nối tiêu thụ sản phẩm trong giai đoạn suy thoái toàn cầu…
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng đã đưa ra các giải pháp cần tập trung để cải thiện tình hình kinh tế Việt Nam trong bối cảnh suy thoái toàn cầu trong thời gian tới bao gồm:
- Một là, tập trung phát triển mạnh mẽ thị trường nội địa;
- Hai là, đẩy mạnh phát triển thị trường truyền thống, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu;
- Ba là, đẩy mạnh phát triển sản xuất trong nước.
Doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để sống sót qua suy thoái toàn cầu
Trước những khủng hoảng của kinh tế toàn cầu, bên cạnh các biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô mà Chính phủ đưa ra, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần chuẩn bị những chiến lược thực thi để doanh nghiệp duy trì hoạt động ở mức ổn định trong giai đoạn suy thoái toàn cầu này.

- Lập kế hoạch tài chính
Trong thời kỳ kinh tế bị suy thoái toàn cầu, khi mà sức mua suy giảm và giá thành các nguyên liệu vật tư trở nên đắt đỏ. Việc lập kế hoạch tài chính là điều cần thiết để các doanh nghiệp kiểm soát được những nguồn thu nguồn chi, làm chủ khả năng tài chính.
- Rà soát lại nguồn lực nhân sự
Nhân viên là một phần quan trọng của doanh nghiệp. Khi kinh tế của thị trường không ngừng biến động bởi suy thoái toàn cầu, doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn, buộc nhân viên phải làm việc hiệu suất suất hơn, sáng tạo hơn, linh hoạt hơn để giúp doanh nghiệp đương đầu tốt với đổi thay. Việc rà soát lại nhân sự và trau dồi cho họ những khả năng mới là một cách để thực hiện điều đó.
- Cắt giảm chi phí
Cắt giảm chi phí cũng là cách để quản lý ngân sách hiệu quả trong doanh nghiệp khi kinh tế đang bị ảnh hưởng bởi suy thoái toàn cầu. Chi phí vận hành cao sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên lập ra một kế hoạch cắt giảm chi phí cụ thể, tránh việc cắt giảm chi phí cùng lúc sẽ gây ra hậu quả không mong muốn.
- Đánh giá mức độ chịu rủi ro
Doanh nghiệp sẽ cần đánh giá nguồn lực và hệ thống của để xác định mức độ thích ứng của họ và mức độ rủi ro họ có thể chấp nhận khi bị áp lực. Từ đó, doanh nghiệp có thể tạo ra một phạm vi chịu đựng rủi ro mà doanh nghiệp có thể đối mặt trong giai đoạn suy thoái toàn cầu.
- Đánh giá lại quy trình
Việc rà soát, đánh giá lại quy trình giúp doanh nghiệp biết được có sai sót ở đâu trong khi thực hiện, có thể tinh gọn quy trình hay không để xây dựng lại quy trình cho phù hợp. Khi quy trình có sai sót, hoặc quá rườm rà sẽ kiến doanh nghiệp khó kiểm soát, đôi khi sẽ tốn thêm chi phí và ngân sách. Điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến vận hành doanh nghiệp trong giai đoạn suy thoái toàn cầu.
- Lập kế hoạch thực hiện
Doanh nghiệp cần lập kế hoạch thực hiện ứng phó trước khi suy thoái toàn cầu diễn ra. Khi có sự chuẩn bị trước, doanh nghiệp có thể ứng phó tình huống đúng đắn.
- Duy trì mối quan hệ với khách hàng
Việc thấu hiểu khách hàng là việc làm hết sức quan trọng để nắm bắt được xu hướng tiêu dùng, nhu cầu của khách hàng là gì để có thể đáp ứng được mong muốn của khách hàng. Đặc biệt là khi suy thoái toàn cầu diễn ra, khách hàng thường có xu hướng cắt giảm tiêu dùng. Do đó, doanh nghiệp nên đưa ra những chiến lược để giữ chân khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới để duy trì hoạt động vượt qua cuộc suy thoái toàn cầu này.
- Phát triển thị trường ngách
Phát triển thị trường ngách là một biện pháp cứu cánh đã được nhiều doanh nghiệp áp dụng khi đại dịch xảy ra. Doanh nghiệp cũng có thể tận dụng chiến lược này để giúp doanh nghiệp sống sót trong cơn khó khăn bởi tác động của suy thoái toàn cầu. Mỗi một sản phẩm hay thương hiệu muốn có thị trường ngách cho riêng mình chỉ cần tạo sự khác biệt nổi trội. Tuy nhiên, sự khác biệt này phải được khách hàng chấp nhận, nghĩa là phải nắm bắt được insight (nhu cầu tiềm ẩn) của khách hàng mục tiêu. Mỗi cách tiếp cận khác nhau sẽ tạo ra một ngách thị trường khác nhau và ngách thị trường nào càng hẹp, càng khó tiếp cận, càng khó làm thì càng thành công. Chiến lược thị trường ngách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, nhưng việc tìm kiếm thị trường thích hợp không phải lúc nào cũng dễ dàng.
(Nguồn: Bộ Công Thương, Tổng cục thống kê)
Xem thêm tại: Khởi nghiệp 24h